Quy trình sản xuất nước mắm truyền thống Ba Làng
Để có những giọt nước mắm thơm ngon theo phương pháp truyền thống mà lại còn đạt được chất lượng không phải là điều dễ dàng, với những công thức cổ truyền từ rất xa xưa, kết hợp với cả sự phát triển trong hiện tại để có thể dung hòa và tìm ra được công thức chuẩn nhất cho vị nước mắm truyền thống ngon. Bạn đã biết về quy trình để sản xuất ra được loại nước mắm truyền thống ngon là như thế nào chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau của nước mắm Ba Làng nhé.
Nước mắm cũng có thể được coi là thứ gia vị đặc trưng nhất khi nhắc đến Việt Nam, trong hầu hết tất cả những món ăn dân dã đều không thể thiếu nước mắm để nêm nếm. Có lẽ chính nước mắm là thứ có thể thay đổi cả một món ăn, là một gia vị chính không thể không dùng đến cho từng món ăn Việt Nam.
Quy trình sản xuất nước mắm có rất nhiều công đoạn khác nhau, từ khâu chọn nguyên liệu đến việc trộn cá với muối, cách sử dụng thùng chượp, thời gian ủ, tới thành phẩm và quy trình đóng gói, bảo quản chất lượng.
Hành trình tạo ra giọt nước mắm bắt đầu bằng những chuyến vượt biển ra khơi lúc hoàng hôn. Trải qua sóng gió, những mẻ cá tươi chắc mẩy là phần thưởng mà biển cả dành tặng cho những người ngư dân gian nan bám biển. Cá và muối sẽ được vận chuyển đến nhà máy để ủ chượp. Công thức của chượp là 3 cá: 1 muối – đây được gọi là tỷ lệ vàng vẫn được duy trì trong các làng nghề làm mắm truyền thống từ xưa cho đến nay, còn được gọi là tỷ lệ đẹp nhất để tạo ra nước mắm ngon nhất. Tiếp đến là rút bồi gài nén -> Kéo rút nước mắm -> Náo đảo chăm sóc chượp 12 – 18 tháng ->Cô đặc chân không, giảm muối, giảm mặn -> Phân tích, kiểm nghiệm chất lượng nước mắm -> Dây chuyền chiết rót đóng chai kép kín, và cuối cùng là những mẻ nước mắm có màu cánh gián, hương thơm đặc trưng.
Vậy là qua bài viết này các bạn cũng đã biết sâu hơn một chút về quy trình để sản xuất ra được nước mắm truyền thống ngon rồi đúng không? Vì một bữa cơm ngon, vì chất lượng sức khỏe hãy luôn là người nội trợ chọn đúng loại nước mắm truyền thống ngon và chất lượng.