Nước mắm là một loại gia vị truyền thống, phổ biến và không thể thiếu được trong mỗi gia đình Việt. Tiêu chuẩn quyết định chất lượng của nước mắm chính là độ đạm. Vậy bạn có biết độ đạm của nước mắm là gì? Nước mắm bao nhiêu độ đạm là tốt cho sức khoẻ. Hãy cùng nước mắm Ba Làng TH tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Độ đạm của nước mắm là gì?
Độ đạm nước mắm được hiểu là tổng hàm lượng Nitơ có trong nước mắm và còn là thông số quyết định chất lượng của nước mắm. Các chất đạm trong nước mắm có các loại như sau:
- Đạm tổng: là tổng lượng nitơ được chứa trong nước mắm (đơn vị tính là g/l), đây là yếu tố quyết định phân hạng của nước mắm.
- Đạm amin: là tổng lượng axit amin được chứa trong nước mắm (đơn vị tính là g/l), đây là yếu tố thể hiện giá trị dinh dưỡng của nước mắm.
- Đạm amon: còn gọi là đạm thối có trong nước mắm. Là loại đạm quyết định sự chất lượng của nước mắm, vì sự xuất hiện của nó càng nhiều thì càng khiến cho nước mắm càng kém chất lượng.
Nước mắm bao nhiêu độ đạm là tốt cho sức khoẻ?
Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì nên chọn độ đạm của nước mắm đạt từ 25-43 độ là tốt nhất, để đảm bảo độ an toàn và dinh dưỡng cho sức khoẻ. Bên cạnh đó, còn có những chai ghi độ đạm dưới 10 độ thì không được gọi là nước mắm vì nó đã thấp hơn tiêu chuẩn quy định độ đạm.
Chọn nước mắm độ đạm cao có tốt không?
Độ đậm cao không có nghĩa nước mắm sẽ ngon. Độ đạm là thông số phản ánh chất lượng nước mắm, nhưng chỉ đúng với loại nước mắm truyền thống. Theo quy trình thủy phân bình thường, phải mất khoảng 1 năm để cho ra nước mắm có hàm độ đạm khoảng 25 – 30%.
Vậy bạn chỉ nên cân nhắc về độ đạm khi chọn mua nước mắm truyền thống. Còn hiện tại trên thị trường, có nhiều thương hiệu nước mắm. Tất cả đã qua quá trình nghiên cứu chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng nước mắm tốt nhất mà bạn có thể an tâm lựa chọn.
Cách phân biệt nước mắm dựa trên độ đạm
Chúng ta thường phân biệt nước mắm dựa vào độ đạm, được thể hiện trên bao bì sản phẩm. Nước mắm có 2 phương thức sản xuất chính là chế biến theo cách truyền thống và chế biến theo công nghiệp:
Nước mắm truyền thống:
Nước mắm truyền thống được sản xuất dưới dạng thủ công, thủy phân từ cá sau đó đem phơi nắng để không khí tiếp xúc vào. Đồng thời sử dụng men tiêu hóa trong ruột cá để loại bỏ vi khuẩn, chuyển toàn bộ protein trong thịt cá thành đạm.
Thông thường, với phương pháp chế biến truyền thống thường có độ đạm từ 30 – 40, thậm chí lên đến 43 – 45 độ. Loại nước mắm này có màu nâu đỏ cánh gián, hơi sánh đặc và hương vị đậm đà.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia Việt Nam đã phân chia theo độ đạm của nước mắm chính gốc gồm có 4 loại như sau:
- Nước mắm loại đặc biệt: độ đạm > 30 độ
- Nước mắm loại thượng hạng: độ đạm > 25 độ
- Nước mắm loại hạng 1: độ đạm > 15 độ
- Nước mắm loại hạng 2: độ đạm > 10 độ
Nước mắm công nghiệp:
Là hình thức sản xuất nước mắm bằng những quy trình công nghiệp hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm trong thời gian ngắn hạn để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Với nước mắm công nghiệp thường có độ đạm dao động từ 50 – 60 vì sử dụng phương pháp công nghệ hiện đại để cô rút muối. Phần lớn, chúng được pha chế từ một phần nước mắm nguyên chất và lên men đạm thực vật, rồi được pha chế thêm hương liệu để tạo ra nhiều hương vị cho người tiêu dùng.
Các sản phẩm này vẫn có độ đạm cao tuy nhiên có thể có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Hy vọng với bài viết trên của Ba Làng TH, sẽ giúp bạn hiểu hơn về độ đạm của nước mắm, giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn cho gia đình mình đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe.
Mời Quý khách tham quan và mua sắm các sản phẩm Ba Làng TH!
Phòng Marketing Ba Làng TH.