PGS. TS Bùi Xuân Đính chia sẻ về phong tục chuẩn bị Tết xưa của người dân Hà Nội. Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ đặc biệt nhất của người Việt Nam thời ấy. Tết xưa diễn ra trong 3 ngày. Nhưng các cụ ngày xưa đã phải chi tiêu rất tiết kiệm để có thể ăn uống no đủ vào 3 ngày này. Những món như bánh chưng, thịt đông là những món chỉ ngày Tết mới có .Và nồi bánh chưng gần như là tâm điểm của ngày Tết xưa ở Hà Nội.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của kỷ nguyên hội nhập. Tết Nguyên đán ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với truyền thống. Tuy nhiên, có những phong tục vẫn sẽ mãi trường tồn theo lịch sử dân tộc.
Thú Chơi Hoa Tết
Hoa Tết đối với người Hà Nội xưa là một biểu tượng văn hoá. Và việc chơi hoa trong ngày Tết xưa cũng là một thú chơi tao nhã, cầu kỳ. Điểm thêm cho cốt cách thanh lịch, tinh tế của mảnh đất nghìn năm văn hiến.
Ẩm Thực Ngày Tết
Mâm cỗ tết của người Hà Nội xưa được coi là một trong những biểu tượng đặc trưng cho dịp Tết Nguyên đán. Bởi sự tinh tế về hình thức và cách chế biến cầu kỳ của các món ăn. Thể hiện lòng thành kính của con cháu dâng lên tổ tiên trong lễ cúng. Mâm cỗ Tất niên cũng tươm tất đủ đầy dẫu cho quanh năm vất vả. Với các món không thể thiếu là bánh chưng, xôi gấc, gà luộc, canh măng, nem rán, cá trắm đen kho… Không chỉ cỗ Tết, các món quà vặt, mứt của tô điểm thêm cho sự đa dạng của ẩm thực Tết Hà Nội.
Thú Chơi Chữ, Chơi Tranh
Các gia đình thường treo câu đối đỏ trong nhà và ngoài cổng với ước vọng cầu may mắn, bình an. Mong một năm mới vui vẻ, hạnh phúc, thịnh vượng. Hà Nội những năm đầu thế kỷ XX, từ ngày 23 tháng Chạp. Các ông đồ đã trải chiếu đợi khách thuê viết câu đối hoặc bán những chữ viết sẵn trên giấy điều tại phố Hàng Bồ. Những người không thích các câu đối viết sẵn thì trình bày tâm tư, nguyện vọng trong năm mới; các ông đồ sẽ viết những câu chữ phù hợp.
Ngày xuân năm mới, khách đến chơi nhà. Cùng phẩm trà và bình câu đối là một thú chơi Tết xưa tao nhã của người Hà Nội.